Đang thực hiện

Bất động sản có nhiều dạng tranh chấp mới

Ngày đăng: 26/11/2013

Trên thị trường bất động sản hiện nay, những tranh chấp thường xảy ra ở nhiều dạng với độ phức tạp khác nhau, những dạng tranh chấp này vẫn chưa có hồi kết. Ngoài các trường hợp nêu trên, gần đây xuất hiện  và có thể hình thành trong tương lai nhiều trường hợp tranh chấp khác trên thị trường bất động sản - thị trường vốn đã yếu về pháp lý. 
 
Nguyên nhân tranh chấp, do đâu?

Nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng có nhiều dạng tranh chấp trên thị trường bất động sản, trong đó có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan đến từ chính hệ thống các văn bản luật, từ chính chủ đầu tư cố ý lách luật và từ chính những khách hàng là người trực tiếp tham gia thị trường. Sau đây là tổng hợp các nguyên nhân từ Sàn Địa Nam về các nguyên nhân chính của các tranh chấp trên thị trường:

  • Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là yếu kém về pháp lý của thị trường bất động sản: theo các văn bản pháp luật hiện hành, đất đai do Bộ TNMT quản lý, xây dựng thuộc Bộ Xây dựng, Lâm nghiệp thì của Bộ NNPTNT. Trong khi đó, việc đăng ký giao dịch bảo đảm lại do Bộ Tư pháp quản lý. Sự phân tán nêu trên dẫn đến trong nhiều trường hợp, việc quản lý đăng ký bất động sản chồng chéo, không tách bạch và kém hiệu quả. Chúng ta thấy rõ sự chồng chéo, phân tán trong hệ thống pháp luật và công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đăng ký bất động sản.
  • Nguyên nhân thứ 2 đến từ các chủ đầu tư các dự án: các chủ đầu tư với vai trò người bán là đối tượng trực tiếp tham gia thị trường, người bán hiện tại có nhiều thông tin hơn người mua do đó họ có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn hẳn, trong khi pháp luật chưa tập trung đến điểm này. Lợi dụng khiếm khuyết pháp lý, các chủ đầu tư cố ý.
  • Nguyên nhân thứ 3 là sự thiếu hiểu biết về kiến thức luật bất động sản, hợp đồng, thuế, phí...của các "thượng đế" - mỹ từ chỉ những khách hàng mua trong giao dịch. 
Càng ngày càng nhiều tranh chấp diễn ra, người gánh hậu quả là các cư dân

Các dạng tranh chấp mới trên thị trường 

  • Tranh chấp xảy ra nhiều nhất trên thị trường bất động sản Việt Nam hiện nay đó chính là tranh chấp giữa chủ dự án phát triển nhà ở và người mua nhà trong hợp đồng ứng trước tiền mua nhà. Những dự án vướng vào dạng tranh chấp này có thể kể đến tại chung cư Skygarden Định Công của Công ty TNHH Định Công; Dự án chung cư Quốc Cường Gia Lai (Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Nhà Quốc Cường Gia Lai); Dự án Splendora (Công ty Liên doanh TNHH Phát triển đô thị mới An Khánh); Dự án chung cư B5 Cầu Diễn (Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu & Đầu tư xây dựng phát triển Hà Nội); Dự án chung cư 409 Lĩnh Nam (Công ty TNHH Kinh doanh nhà Vĩnh Hưng)…
  • Dạng tranh chấp phổ biến thứ hai là, tranh chấp giữa chủ đầu tư nhà chung cư và chủ sở hữu căn hộ trong việc tính toán diện tích sở hữu chung (thuộc về chủ đầu tư) và sở hữu riêng (thuộc về khách mua nhà). Các dự án nổi tiếng vướng phải tranh chấp dạng này có thể kể đến: Chung cư Botanic Towes do Công ty Phú Hưng Gia làm chủ đầu tư; Chung cư The Manor (Công ty Bitexco), Chung cư CT7 Dương Nội (Công ty cổ phần tập đoàn Nam Cường), Chung cư CT6 Đại Thanh (Công ty Xây dựng tư nhân số 1 tỉnh Điện Biên) …
  • Dạng tranh chấp phổ biến thứ ba là, tranh chấp giữa chủ đầu tư dự án cấp I và chủ đầu tư thứ cấp trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, chuyển nhượng và kinh doanh các dự án thành phần. Những dự án vướng vào dạng tranh chấp này có thể kể đến như Khu đô thị Xuân Phương của Tổng công ty Viglacera (chủ đầu tư tăng giá bán so với giấy ưu tiên quyền mua căn hộ), dự án nhà ở - văn phòng – trung tâm thương mại số 165 – Thái Hà giữa Sông Hồng Land và Hanel…
  • Dạng tranh chấp thứ tư hay xảy ra trên thực tế là, tranh chấp trong xử lý tài sản đảm bảo với ngân hàng. Nguyên nhân dẫn đến dạng tranh chấp này xuất phát từ giao dịch thế chấp quyền sử dụng đất hình thành trong tương lai. Do quyền sử dụng đất chưa xác lập nên không xác định được vị trí lô đất. Tranh chấp sẽ trở nên phức tạp khi quyền sử dụng đất hình thành trong tương lai được chủ đầu tư phát triển dự án mang đi thế chấp cho nhiều ngân hàng khác nhau.
  • Dạng tranh chấp thứ năm là tranh chấp trong thực hiện các giao dịch về BĐS mà chủ yếu có liên quan đến “sổ đỏ” gắn với giá giao dịch ghi trên hợp đồng thấp hơn nhiều lần so với giá thị trường.
  • Dạng tranh chấp thứ sáu là tranh chấp giữa các bên liên kết, liên doanh trong thực hiện các dự án đầu tư phát triển BĐS mà chủ yếu giữa bên Việt Nam và bên nước ngoài.

Tranh chấp, rủi ro thuộc về ai? 

Ông Võ cho rằng, rất khó khăn trong giải quyết các tranh chấp hiện có và sẽ xảy ra hiện tại và cả trong tương lai ở Việt Nam. Do thiếu cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp, chế tài xử phạt vi phạm chưa đủ sức răn đe. Mặt khác, hợp đồng, thỏa thuận ký giữa các bên thường không chặt chẽ và có nhiều khoảng trống trong đó thiếu các quy định ràng buộc trách nhiệm của chủ đầu tư (đặc biệt đối với các hợp đồng chủ đầu tư áp đặt mẫu hợp đồng đối với khách hàng). Hơn nữa, sự vào cuộc của các cơ quan quản lý nhà nước còn chưa quyết liệt, chưa đồng bộ và thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan nên hiệu quả không cao. 

Thời gian gần đây, có nhiều hơn những cuộc biểu tình trước trụ sở làm việc của các công ty là chủ đầu tư các dự án, người tham gia biểu tình hầu hết là khách hàng và người thân của họ đã đang gặp phải các vấn đề tranh chấp với chủ đầu tư. Thực tế cho thấy khi tranh chấp xảy ra, những người gánh chịu rủi ro nhiều nhất là các khách hàng đã và đang là cư dân của các dự án. 



Hàng trăm khách hàng của dự án chung cư giá rẻ Đại Thanh tập trung trước Sàn giao dịch Mường Thanh “tố” chủ đầu tư và đề nghị được đối thoại với chủ đầu tư - Doanh nghiệp Tư nhân Số 1 Lai Châu, ông Lê Thanh Thản làm giám đốc - giao nhà thiếu diện tích, chưa đủ điều kiện bàn giao 



Keangnam cũng bị phản đối về thu phí cao, dịch vụ thấp

Và rủi ro đó cũng thuộc cả về ngân hàng trong trường hợp xử lý nợ xấu nếu muốn xử lý tài sản đảm bảo đó. Bởi các quy định về kinh doanh bất động sản hiện tại không có khái niệm chuyển nhượng quyền phát triển dự án (trừ trường hợp dự án đã có giấy chứng nhận đầu tư để đổi tên chủ đầu tư dự án).

Làm gì để hạn chế những tranh chấp trên thị trường bất động sản? 

Các chuyên gia về luật pháp cho biết, hiện nay có nhiều vụ tranh chấp chưa có phương hướng giải quyết bởi cả bên bán, bên mua và hệ thống pháp luật đều thiếu chuyên nghiệp; cơ chế pháp lý để giải quyết tranh chấp chưa được rõ ràng, minh bạch. Thị trường bất động sản Việt Nam tiếp tục giai đoạn trầm lắng. Đây là tiền đề cho xu hướng gia tăng các xung đột, bất đồng về lợi ích giữa các đối tượng tham gia thị trường, các vụ tranh chấp cũng vì thế mà tăng lên.

Để giải quyết tốt các tranh chấp, về lâu dài, các bên tham gia thị trường cần tuyệt đối tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan đến lĩnh vực này. Song song với đó, chính phủ c
ần phải hoàn thiện, bổ sung các quy định của pháp luật điều chỉnh mối quan hệ giữa các chủ thể tham gia thị trường BĐS trên cơ sở tăng cường cơ chế bảo vệ quyền tài sản của người tiêu dùng, quản lý tốt các rủi ro. Quản lý nhà nước về đất đai và bất động sản cần được quy tụ, tổ chức có hệ thống tránh việc chồng chéo làm giảm hiệu quả của công tác quản lý.

 

Khách hàng bị "bẫy" bởi những hợp đồng mua bán với những điều khoản mập mờ

Về phía các khách hàng trực tiếp là người tham gia các giao dịch nhà đất cần trang bị những kiến thức về luật pháp bất động sản, về hợp đồng pháp lý, về thẩm định dự án...để có những quyết định mua và đặt niềm tin đúng chỗ. Tránh những trường hợp khách hàng chỉ nắm sơ sơ nên không biết rằng những điều khoản trong hợp đồng có nhiều điểm không hợp lý. Các yêu cầu sửa đổi hợp đồng của khách hàng đều không được chủ đầu tư chấp nhận, dẫn đến trường hợp nhiều khách hàng “nhắm mắt ký bừa”. Hậu quả là xuất hiện nhiều rủi ro. ...”./.

Sàn Địa Nam

Tên của bạn (*)

Địa chỉ email (*)

Nội dung thông điệp (*)


Vui lòng nhập Nội dung

Mã ngẫu nhiên (*)

captcha Vui lòng nhập Mã ngẫu nhiên

Tin liên quan
15/11/2013 10:39
Kỳ 1: Thực trạng xây dựng chỉ số thị trường Bất động sản tại Việt Nam
06/11/2013 10:08
Homebuyers: To get the house, get there first
18/10/2013 15:40
Báo cáo thị trường bất động sản quý 3/2013
12/10/2013 12:02
"Vietnam Real Estate - looking back 20 years":'s to spend
12/10/2013 11:56
"Vietnam Real Estate - looking back 20 years": The financial
Tài khoản
Tài khoản
Vui lòng nhập Tên tài khoản
Mật khẩu
Vui lòng nhập Mật khẩu
Quên mật khẩu?
Hotline: 043 787 8822
Right adv 1
Right adv 2
Right adv 3
Right adv 5
 
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI ĐỊA NAM
Hà Nội: số 22D phố Giảng Võ - phường Cát Linh - quận Đống Đa - thành phố Hà Nội
Điện thoại: (+84) 4 3787 8822 - Fax: (+84) 4 3787 8282
Email: info
@dianam.vn - sanbds@dianam.vn
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0101592377 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp
Bản quyền thuộc Công ty cổ phần thương mại Địa Nam © 2013 
Yêu cầu ghi rõ nguồn "batdongsan.dianam.vn" khi xuất bản tin tức từ trang web. 

Thiết kế website bởi Web123.vn