Đang thực hiện

Cấp sổ đỏ cho chung cư mini: Nói dễ, làm khó

Ngày đăng: 30/10/2013

Thời gian gần đây, các vụ việc liên quan đến việc mượn sổ đỏ chiếm đoạt tài sản đang có xu hướng gia tăng tại nhiều địa phương, chủ yếu là ở các vùng quê, lợi dụng sự tin tưởng, mối quan hệ quen thân, nhiều gia đình do không hiểu biết về pháp luật đã bị lừa tán gia bại sản. 
 
Theo Luật sư Phạm Thanh Bình – Trưởng văn phòng Luật Bảo Ngọc, thời gian gần đây những vụ việc cho mượn sổ đỏ sau đó bị chiếm đoạt tài sản ngày càng xuất hiện nhiều tại các địa phương trong cả nước. Những vụ việc như trên đều xảy ra trong tình huống cho người thân quen mượn sổ đỏ hoặc đưa sổ đỏ cho dạng cò ngân hàng để nhờ vay vốn. Người cầm sổ đỏ đã lợi dụng quyển sổ đỏ đó để vay thêm cả phần của họ thậm chí chiếm đoạt luôn cả số tiền vay. Kết quả, khi họ không trả được nợ thì người có tài sản bị ngân hàng siết nợ theo quy định hiện hành.
 

Để tránh bị rơi vào tình cảnh như trên, PV đã có cuộc trao đổi với luật sư Phạm Thanh Bình về vấn đề này. 
 
Thưa ông, ông có nhận xét gì xung quanh những vụ việc mượn sổ đỏ rồi chiếm đoạt tài sản thời gian gần đây? 

Qua xem xét các vụ việc cụ thể, tôi thấy rằng việc mượn sổ đỏ nổi lên 4 điểm chính.
  • Người có sổ đỏ  và người có hành vi lừa đảo (cầm sổ đỏ đi vay vốn -PV) có mối quan hệ thân thiết, độ tin tưởng tương đối cao. Có thể là họ hàng cho nên đặc điểm đầu tiên người bị lừa và người lừa có mối quan hệ thân thiết.
  • Người có tài sản giao cho người đi vay vốn hộ rất nhẹ dạ cả tin. Họ không xem xét điều kiện khi mà tiếp xúc cán bộ ngân hàng thậm chí khi đến phòng công chứng họ cũng không quan tâm đến những thủ tục thế chấp cho nên họ  nhắm mắt ký vào giấy tờ đưa ra. Như vậy, "bút xa gà chết" khi ngân hàng tiến hành thủ tục phát mại tài sản dẫn đến nguy cơ bị mất nhà là rất lớn.

Hiện nay, việc vay vốn ngân hàng qua thủ tục nhiêu kê người dân không có điều kiện để tiếp cận vì vậy phải qua hệ thống “cò” để nhờ vay vốn. Đây cũng là kẽ hở để kẻ xấu lợi dụng hiếm đoạt tiền.

Do vậy, cần đề cập trách nhiệm các cơ quan liên quan khi đưa tài sản thế chấp vào guồng pháp luật. Kể từ khâu công chứng, hay khâu thẩm định tài sản, trước khi cho ký hồ sơ vay, cán bộ tín dụng cũng cần phải giải thích rõ cho người mang tài sản thế chấp là nghĩa vụ của họ phải trả nợ thay cho người đi vay. Nếu cán bộ ngân hàng làm tốt công tác giải thích thì nó sẽ hạn chế rất nhiều các vụ việc bị lừa như trên.

Một đặc điểm người mượn sổ đỏ người dân chưa trốn khỏi địa bàn, họ vẫn hứa là nếu có tiền sẽ rút sổ đỏ ra thì trong trường hợp này có thể quy là lừa đảo không?

Hành vi lừa đảo đã thực hiện ngay từ khâu giao dịch, chứ không phải đến khi trả được nợ rồi mới đi khỏi địa phương. Nếu nhìn yếu tố đi khỏi địa phương mà cho rằng  vụ việc có yếu tố dân sự thì không thỏa đáng.

Hành vi lừa đảo được thực hiện khi tiến hành thủ tục theo quy định của pháp luật để đưa nhà thành tài sản thế chấp của ngân hàng. Ví dụ, khâu công chứng, khâu lập hợp đồng tín dụng vay ngân hàng, người đi vay đã có ý đồ rồi do vậy tùy từng vụ việc cụ thể mới xem xét việc có yếu tố hình sự hay không.

Tất cả trường hợp mang tài sản để đảm bảo cho nghĩa vụ của người khác có yếu tố lừa đảo nhưng không phải tất cả chỉ là dân sự mà cần xem xét cả các yêu tố hình sự có hình thành trong khi lập hồ sơ vay hay không.
 
Trong những tình huống như thế này, ông có lời khuyên nào cho người dân đã cho mượn sổ đỏ để thế chấp không?

Lời khuyên của luật sư bao giờ cũng là cảnh giác, cảnh giác ngay từ khâu giao dịch với người mình định nhờ vả. Bởi vì khi giao sổ đỏ cho người khác đồng nghĩa với việc mình phó mặc tài sản cho người khác.

Thứ 2 cần phải đọc kỹ các giấy tờ mà cán bộ ngân hàng đưa ra và trong trường hợp không hiểu yêu cầu cán bộ ngân hàng giải thích rõ.

Trong các vụ việc này, lỗi phần lớn của người có sổ đỏ đem thế chấp để đảm bảo khoản vay cho người khác. Ngoài ra, còn có trách nhiệm của cơ quan liên quan như công chứng, ngân hàng.

Xin cám ơn ông!

Theo landtoday.net

Tên của bạn (*)

Địa chỉ email (*)

Nội dung thông điệp (*)


Vui lòng nhập Nội dung

Mã ngẫu nhiên (*)

captcha Vui lòng nhập Mã ngẫu nhiên

Tin liên quan
14/03/2017 15:21
CEO Sacomreal: 'Bất động sản đang về giá vốn'
14/03/2017 15:21
Giảm 50% thuế VAT với nhà ở thương mại từ 30/11/2013
26/10/2013 09:23
Sắp khởi công khu nghỉ dưỡng 30 ha tại Khánh Hòa
25/10/2013 10:57
Chỉ số giá nhà ở Hà Nội giảm quý thứ 8 liên tiếp
25/10/2013 10:16
Hà Nội chưa cấp 'sổ đỏ' cho 80.300 căn hộ chung cư
Tài khoản
Tài khoản
Vui lòng nhập Tên tài khoản
Mật khẩu
Vui lòng nhập Mật khẩu
Quên mật khẩu?
Hotline: 043 787 8822
Right adv 1
Right adv 2
Right adv 3
Right adv 5
 
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI ĐỊA NAM
Hà Nội: số 22D phố Giảng Võ - phường Cát Linh - quận Đống Đa - thành phố Hà Nội
Điện thoại: (+84) 4 3787 8822 - Fax: (+84) 4 3787 8282
Email: info
@dianam.vn - sanbds@dianam.vn
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0101592377 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp
Bản quyền thuộc Công ty cổ phần thương mại Địa Nam © 2013 
Yêu cầu ghi rõ nguồn "batdongsan.dianam.vn" khi xuất bản tin tức từ trang web. 

Thiết kế website bởi Web123.vn