Post time: 31/07/2013
Tuy nhiên, qua những gì chúng ta cùng xem xét của cả hai Chuyên đề “Bất động sản Việt nam – nhìn lại 20 năm qua” và “ Định lượng thị trường Bất động sản ” thì chúng ta sẽ không nhận định rộng quá và chỉ gói gọi trong hai câu hỏi:
Chúng ta bắt đầu từ câu hỏi thứ nhất bằng việc xem xét những đổi thay của Thị trường BĐS Tp. HCM từ năm 2008 đến nay. Việc xem xét này có thể nói ngắn gọn trong mấy nhận định rất rõ ràng của thứ trưởng BXD Nguyến Trần Nam ngay từ năm 2008:
“Thị trường BĐS hiện nay (tức là vào năm 2008 – DNRE chú thích) không phải là “trầm lắng”, càng không thể gọi là “đóng băng” mà nó đang trở về đúng quỹ đạo, đúng với giá trị thật.
Giá BĐS hiện nay đang xuống là đúng với điều hành của Chính phủ, không được để giá cao một cách phi lý.
Còn với những thông tin cho rằng các nhà đầu tư BĐS đang bị lỗ nặng là không có cơ sở, không đúng sự thật. Họ chỉ có thể giảm lãi nhưng vẫn ở mức rất thu hút.”.
Với những nhận định như vậy, chúng ta có thể hiểu rằng việc Thị trường BĐS Tp. HCM đã và đang điều chỉnh từ năm 2008 đến nay để giá BĐS tại Tp. HCM ngày càng “thực hơn” là điều mà đại diện Bộ chủ quản đã tuyên bố ủng hộ. Các thông tin mới nhất về Thị trường BĐS Tp. HCM cho thấy quá trình điều chỉnh của Thị trường BĐS Tp. HCM vẫn đang tiếp diễn mặc dù có thể gây ra những thay đổi khá lớn (đến mức xáo trộn) đối với các doanh nghiệp BĐS và cả các doanh nghiệp tài chính tại Tp. HCM. Những thay đổi này thậm chí có thể ảnh hưởng tới thị trường tài chính nói riêng và cả nền kinh tế nói chung nhưng đó là điều khó tránh (và cần thiết) để không xảy ra hiện tượng “nổ bong bóng” BĐS như tại Hoa Kỳ hay nhiều nước khác.
Theo nhận định từ kinh nghiệm của nhiều nhà đầu tư, kinh doanh BĐS tại Việt Nam, Thị trường BĐS tại Hà Nội thường có những diễn biến chậm hơn Thị trường Tp. HCM khoảng 2 đến 3 năm và như vậy, xu hướng “điều chỉnh” đối với Thị trường BĐS Hà Nội là điều hoàn toàn có thể, nhất là khi xu hướng đó hợp với định hướng của Chính phủ trong hoạch định thị trường. Ngoài ra, có thể nhận thấy việc Thị trường BĐS tại Tp. HCM hạ nhiệt và điều chỉnh trong suốt 3 năm qua (và vẫn đang tiếp tục) sẽ làm cho Tp. HCM đạt được những lợi ích lớn trong phát triển kinh tế. Những lợi ích đó bao gồm:
Chính những lợi ích trên đây là điều mà các nhà hoạch định chính sách rất cần quan tâm và mong muốn hướng tới. Đó chính là nguyên nhân ra đời của Nghị định 71/2010 và Thông tư 16 của Bộ xây dựng nhằm từng bước hạ nhiệt Thị trường Bất động sản và giảm thiểu rủi ro đối với việc huy động vốn đầu tư trong lĩnh vực BĐS. Tất nhiên, chỉ một nghị định hay một thông tư thì không thể giải quyết cả bài toán phức tạp này, đó cũng chính là điều mà Chuyên mục DNRE đã đề cập đến trong bài viết ”Thị trường BĐS Việt Nam – nhìn lại 20 năm qua": Bắt mạch BĐS.
Tiếp theo, để có được nhận định sơ bộ về khả năng điều chỉnh Thị trường BĐS Hà Nội theo hướng tránh hiện trạng phát triển quá nóng, tránh nguy cơ tạo bong bóng và tránh xu hướng đầu cơ BĐS, chúng ta cùng liệt kê mấy điểm rất khác biệt giữa Hà Nội và Tp. HCM:
Nói một cách tổng quát, tuy việc “thổi giá” có thể tạo ra sự sôi động cho Thị trường BĐS và tạo “cơ hội làm ăn” cho một số không ít người biết chớp thời cơ nhưng về tổng thể lại tạo ra bong bóng BĐS – là hiểm họa cho hệ thống tài chính Đất nước. Hiểu được hiện trạng này một cách sâu sắc, các nhà hoạch định thị trường chỉ còn một lựa chọn duy nhất: hạ nhiệt cho Thị trường BĐS nhưng phải chọn lộ trình hay kịch bản hợp lý nhất. Và đây chính là câu hỏi thứ hai của bài viết này.
Kịch bản nên chọn cho Thị trường Hà Nội là tạo ra lộ trình điều chỉnh để giảm áp lực của bong bóng và không gây ra xáo trộn thị trường. Tuy nhiên, xuất phát từ những đặc điểm khác biệt nêu trên giữa hai thị trường Tp. HCM và Hà Nội, việc siết chặt tài chính đối với Thị trường Hà Nội sẽ chưa chắc tạo ra hiệu quả ngay mà có độ trễ nhất định. Trong khi đó, Tp. HCM đang dần dần đi đến được trạng thái cân bằng cung-cầu thực (chứ không phải cầu đầu cơ) và bắt đầu tạo được hiệu ứng cho phát triển kinh tế theoquy luật thị trường thì dường như nhận định về độ chậm của Hà Nội so với Tp. HCM trong phát triển kinh tế có vẻ càng rõ ràng hơn và nếu không có kế hoạch cụ thể, phải chăng 3 năm tiếp theo của Thị trường Hà Nội sẽ là 3 năm mà Tp. HCM đã trải qua?
Nếu nhận định trên đây là chính xác thì việc thúc đẩy sự điều chỉnh nhanh chóng cho Thị trường Hà Nội là yêu cầu khá quan trọng và bức thiết. Cái giá mà thế giới phải trả cho sự nổ bong bóng BĐS là một ví dụ vẫn còn mang tính thời sự qua cuộc khủng hoảng tài chính xuất phát từ khủng hoảng bất động sản tại Hoa kỳ vừa qua mà Chuyên mục DNRE đã đề cập trong bài viết trước. Bên cạnh đó, chính sự chậm trễ (dù là để hạ nhiệt từ từ) lại là một bất lợi lớn về mặt thời gian đối với việc thu hút đầu tư và phát triển đô thị cho Thủ đô Hà Hội.
Vậy các nhà hoạch định chính sách có hai lựa chọn:
Phân tích và đánh giá từng mặt lợi và hại cho hai lựa chọn trên, chúng ta sẽ cùng nhau thực hiện trong bài viết sau của Chuyên đề “Định lượng Thị trường BĐS”.
Sàn BĐS Địa Nam
1. Phải chăng tỷ lệ của giá “quyền sử dụng đất” / giá “tài sản trên đất” ở Việt Nam cũng tuân theo Quy...
Trong bài viết trước, chúng ta đã đặt ra hai câu hỏi cho Chuyên mục Dia Nam Real...
Bài nghiên cứu của TS Nguyễn Tấn Vạng mà Chuyên mục Dia Nam Real Estate (DNRE) chuyển tới Quý bạn đọc đã nêu ra các...
Sau khi cùng Quý bạn đọc xem xét lại Thị trường Bất động sản trong 20 năm qua, Chuyên mục Dia Nam Real Estate (DNRE)...
Bài viết này sẽ tạm thời khép lại Chuyên đề “Bất động sản Việt Nam – nhìn lại...